Lịch sử Họ Nguyễn của Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, đã có nhiều trường hợp và sự kiện khiến hàng loạt người phải đổi tên họ thành họ Nguyễn. Điển hình trong số đó có thể kể đến việc thay đổi triều đại vào cuối thời nhà Lýnhà Mạc. Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã buộc con cháu họ Lý đổi sang họ Nguyễn với lý do phạm húy, bởi lẽ ông nội của vua Trần Thái Tông tên là Trần Lý. Nguyễn Trãi chép: "Triều Trần kiêng húy vị tổ, đổi chữ Lý ra chữ Nguyễn..."[2] Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, một số con cháu họ Mạc cũng đổi sang họ Nguyễn.

Gia Long, hoàng đế đầu tiên nhà Nguyễn

Trong lịch sử Việt Nam, có hai triều đại chính thức mang họ Nguyễn là nhà Tây Sơnnhà Nguyễn. Nhà Nguyễn có nguồn gốc từ lực lượng chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng Trong; nhà Tây Sơn có nguồn gốc từ họ Hồ, tuy nhiên đã đổi thành họ Nguyễn. Lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn bắt đầu vào năm 1558 dưới triều Lê trung hưng khi Nguyễn Hoàng được cử vào trấn giữ vùng đất Thuận Hóa và kéo dài đến năm 1777 khi Nguyễn Phúc Dương bị quân Tây Sơn giết chết. Năm 1778, nhà Tây Sơn chính thức được lập nên ở Đàng Trong khi Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế. Năm 1788, hoàng đế Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh để tiêu diệt nhà Tây Sơn. Cùng năm, nhà Thanh cử quân sang Đại Việt. Nguyễn Huệ được anh trai Nguyễn Nhạc nhường ngôi và nhanh chóng dẫn quân ra bắc để đẩy lùi quân Thanh. Năm 1789, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh tan quân Mãn Thanh của Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, nhà Hậu Lê chính thức chấm dứt. Năm 1792, Nguyễn Huệ qua đời, con trai là Nguyễn Quang Toản kế ngôi.

Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng Nguyễn vương ở Nam Định, tiếp tục kéo dài lực lượng chúa Nguyễn. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm được Thăng Long, nhà Tây Sơn chính thức sụp đổ, nhà Nguyễn được thành lập. Nhà Nguyễn trải qua 13 đời hoàng đế, kéo dài 143 cho đến năm 1945 thì chấm dứt khi Bảo Đại chính thức thoái vị.